Ổ Cứng Là Gì? Tìm Hiểu Ổ Cứng SSD Và HDD Trên Máy Tính




Ổ Cứng Là Gì? Tìm Hiểu Ổ Cứng SSD Và HDD Trên Máy Tính


Ổ cứng là gì?

-Ổ cứng hay ổ đĩa cứng có tên tiếng Anh là Hard Disk Drive (viết tắt HDD) là thiết bị lưu trữ dữ liệu không thể thiếu của các loại laptop, máy tính để bàn. Ổ cứng là bộ nhớ không thay đổi. Khi ngắt kết nối thì ổ cứng sẽ không mất dữ liệu.
-Ổ cứng là một thành phần quan trọng trong bộ nhớ máy tính, bởi vì thiết bị này chứa toàn bộ dữ liệu người dùng như hệ điều hành windows hay các tệp cá nhân. Đồng thời quyết định tốc độ xử lý (ví dụ như tốc độ truyền dữ liệu sang ổ cứng di động khác hay USB) của máy, tính bảo mật của dữ liệu hay điện năng tiêu thụ và nhiệt độ của CPU.


Tại sao máy tính để bàn, laptop cần có ổ cứng?

-Nguyên nhân ổ cứng quan trọng là vì mỗi máy tính cần có hệ điều hành để người dùng tương tác và sử dụng được các chương trình hay trình duyệt. Để chạy được hệ điều hành, máy tính cần phải có một thiết bị lưu trữ và đó là ổ cứng. Thiết bị này cung cấp phương tiện lưu trữ nơi hệ điều hành được cài đặt.

-Ổ cứng có chức năng cài đặt bất kỳ chương trình hoặc tệp nào khác mà bạn muốn giữ trên máy tính. Khi tải tệp xuống máy tính, các tệp này được lưu vĩnh viễn trên ổ cứng của bạn hoặc phương tiện lưu trữ khác cho đến khi chúng được di chuyển hoặc xóa đi.
Hiện nay có hai loại ổ cứng phổ biến tích hợp trên máy tính là HDD và SSD.
Cấu tạo của ổ cứng laptop
Ổ đĩa HDD có cấu tạo gồm 3 phần chính:
- Cấu tạo bên trong bao gồm nhiều ổ đĩa cứng bằng chất liệu nhôm hay thủy tinh, gốm được phủ nằm trong một ổ đĩa từ. Có một trục quay là nằm giữa các đĩa này, các đĩa được xếp chồng và quay cùng một tốc độ trong quá trình hoạt động.
- Cụm đầu đọc bao gồm:
+ Đầu đọc (head) có chức năng ghi và đọc dữ liệu
+ Cần di chuyển đầu đọc được gọi là head arm hoặc actuator arm
- Cụm mạch điện
+ Mạch điều khiển: thực hiện điều khiển động cơ và cần đầu đọc đảm bảo đến đúng chỗ trên bề mặt đĩa.
+ Mạch xử lý dữ liệu: xử lý các dữ liệu ghi và đọc của ổ đĩa cứng.
+ Đầu cắm nguồn cấp điện cho ổ đĩa cứng.
+ Mạch điều khiển: Có nhiệm vụ điều khiển động cơ , điều khiển sự cần di chuyển đầu đọc đảm bảo đến đúng chỗ trên bề mặt đĩa.
+ Bộ nhớ đệm (cache hoặc buffer): Là nơi tạm lưu dữ liệu.
+ Đầu nối giao tiếp với máy tính.
+ Các cầu đấu thiết đặt (jumper) : Lựa chọn chế độ làm việc của ổ đĩa cứng hay thứ tự trên các kênh trên giao tiếp IDE, lựa chọn các thông số làm việc khác,…
+ Vỏ ổ đĩa cứng bao gồm các linh kiện, phần nắp đậy để bảo vệ




Ổ cứng HDD là gì?
-Ổ cứng (HDD Hard Disk Drive) là loại ổ cứng truyền thống nguyên lý hoạt động cơ bản là có một đĩa tròn làm bằng nhôm (hoặc thủy tinh, hoặc gốm) được phủ vật liệu từ tính. Giữa ổ đĩa có một động cơ quay để đọc/ghi dữ liệu, kết hợp với những thiết bị này là những bo mạch điện tử nhằm điều khiển đầu đọc/ghi đúng vào vị trí của cái đĩa khi đang quay để giải mã thông tin.
-HDD được chia thành hai loại HDD Internal và HDD External.
Ổ cứng SSD là gì?
-SSD (Solid State Drive) có cấu tạo và nguyên lý hoạt động tương tự như bộ nhớ RAM hay các loại thẻ nhớ, USB đó là sử dụng các chip nhớ flash. SSD có nhiều phương thức kết nối không chỉ dừng lại ở SATA III có tốc độ tối đa 6Gbps mà còn PCIe lên đến 32 Gbps.
-Có các loại ổ cứng SSD cụ thể là SSD 2,5” SATA, mSATA, M.2, U.2.
Dung lượng của ổ cứng là gì?
-Cùng có thể lưu trữ dữ liệu nhưng dung lượng của mỗi loại ổ có thể tùy thuộc vào loại ổ. Ổ cứng HDD có khả năng lưu nhiều dữ liệu hơn bất kỳ loại nào khác.
-Các ổ cứng cũ hơn có kích thước lưu trữ từ vài trăm MB (megabyte) đến vài GB (gigabyte). Mỗi năm công nghệ lại cải tiến và cho ra đời những thế hệ ổ cứng mới có dung lượng cao hơn. Hiện nay phổ biến trên thị trường mới các loại ổ cứng có dung lượng lưu trữ từ 1TB đến 4TB (terabyte).
Những thông số quan trọng trên ổ cứng
- Cổng giao tiếp: Có tổng cộng 4 cổng giao tiếp sau: SATA2, SATA3, PCI-Express, USB 3.0. Thông thường ổ cứng có cổng giao tiếp SATA 2 được ưa chuộng nhất vì có thể hỗ trợ nhiều thiết bị nếu bạn muốn phát huy hết hiệu năng của SSD thì nên chọn cổng SATA 3
- Tốc độ đọc/ghi tuần tự tối đa (Max Sequential Read/Writes) hiển thị dưới dạng MB/s ví dụ như 550MB/s hoặc 520 MB/s
- Tốc độ đọc/ghi ngẫu nhiên (Random Read/Write) là thông số người dùng cần quan tâm khi chọn mua ổ cứng. Tốc độ đọc các file nhỏ của ổ cứng càng cao khi các thông số IPOS lớn hơn.
- Chuẩn bộ nhớ lưu trữ: Các chuẩn công nghệ ổ cứng hiện tại bao gồm QLC, MLC, TLC. Trong đó MLC – Multi level cell là dạng ổ cứng SSD cho laptop cá nhân nên dùng còn các doanh nghiệp nên chọn SLC – Single level cell.
- Khả năng tiết kiệm điện: Ví dụ như các ổ cứng SSD (SATA2, SATA3) có mức tiêu thụ điện năng trung bình khoảng 3W. Dựa vào đây người mua có thể so sánh khả năng tiết kiệm điện của các loại ổ cứng.
- Tính năng đi kèm: Tất cả các ổ cứng SSD hiện nay đều hỗ trợ lệnh TRIM, giúp hệ điều hành chủ động xem xét và xóa bỏ những dữ liệu không còn được dùng. Việc này giúp cho ổ cứng hoạt động mượt mà hơn, tăng tuổi thọ của ổ cứng.




So sánh ổ cứng laptop SSD và HDD
-Mỗi loại ổ cứng đều có nhược điểm và ưu điểm riêng phù hợp với đa dạng mục đích sử dụng của người dùng. Sau đây là những tiêu chí so sánh SSD và HDD:
-Tốc độ xử lý: Xét về khía cạnh tốc độ thì đây là ưu điểm của ổ cứng SSD. Nếu cùng xử lý một tác vụ SSD chỉ mất vài giây thì HDD lại mất hơn 1 phút. Điều này thấy rằng SSD phù hợp cho nhu cầu người dùng chơi game hay thiết kế đồ họa chuyên nghiệp
-Tiếng ồn: HDD khi chạy sẽ khá rung hay gây ra tiếng ồn mặc dù đã được khắc phục qua nhiều thế hệ HDD mới. So với SSD vẫn còn kém cạnh vì hoạt động cực kỳ mượt và yên lặng.
-Giá: Vì có nhiều ưu điểm nổi trội hơn nê SSD giá thành đắt hơn rất nhiều so với HDD.
-Hiệu suất và sự thông dụng: Hoạt động của SSD ổn định hơn so với HDD. Độ bền của SSD cũng nổi trội hơn HDD nhưng HDD vẫn vẫn được sử dụng thông dụng hơn vì giá rẻ và dung lượng lớn.
-Hình thức: SSD được đánh giá cao về hình thức cũng như sự linh hoạt trong thiết kế hơn nhiều so với HDD (bắt buộc là đĩa từ và phải có một trục xoay).
-Độ bền: Vì cấu tạo vật lý của HDD, các đĩa từ phải chạy liên tục khi máy tính đọc và ghi dữ liệu theo đó SSD bền hơn hẳn với HDD.
-Sự phân mảnh dữ liệu: Dữ liệu lớn và tập trung sẽ dễ lưu và truy cập hơn trên HDD, nếu dữ liệu nhỏ lẻ sẽ dễ bị phân mảnh và mất thời gian hơn, điều này không xuất hiện trên SSD do cấu trúc các chip nhớ rời và dữ liệu được phân vùng trên đó.




Nên chọn ổ cứng HDD hay SSD ?
Chọn laptop HDD là lựa chọn của bạn khi:
- Người dùng cần dung lượng dự trữ rất lớn có thể tới hơn 4TB.
- Nhu cầu sử dụng máy ở mức cơ bản không sử dụng nhiều những tác vụ nặng cùng một lúc.
- Không quan tâm đến tốc độ khởi động máy hay xử lý các tác vụ.
- Cân nhắc đến yếu tố chi phí vì giá bán của 2 loại ổ cứng này rất lớn.
Người dùng chọn máy tính SSD bởi vì:
- Tính năng bảo mật cao, có thể hoạt động với hiệu năng cao trong khoảng thời gian dài. Tuổi thọ cũng cũng cao hơn HDD.
- Vì hiệu năng cao nên có thể chơi game ở tốc độ cao, có thể thiết kế, chỉnh sửa video và chạy các tác vụ nặng.
- Thông thường máy có ổ SSD luôn trang bị tản nhiệt tốt, thiết kế mỏng nhẹ và không gây ra tiếng ồn.
-Bạn sẵn sàng trả nhiều tiền cho hiệu suất nhanh hơn, tính bảo mật, an toàn và tuổi thọ dữ liệu cao hơn.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

MainBoard H410

Camera Imou G26EP